Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2013

Cây ăn lá, cây lấy mủ, cây thuốc, cây đột biến

 

Cây trôm

- Cây trôm là loài cây rất dễ trồng, chịu khô hạn, dễ nuôi, hiếm sâu bệnh, sống rất bền.
- Cây trôm thành phần giá trị nhất là mủ. Giá tại vườn là 330.000đ/Kg mủ trôm. Ngoài ra gỗ trôm có thể dùng làm bao bì, bột giấy, ván dăm, ván sợi.

- Cách trồng: 

- Cây trôm có thể dùng lá được nên hoàn toàn có thể trồng trong môi trường đất ít như chậu và bồn. Không nhất thiết phải trồng dưới đất cây mới có mủ. Cây trôm có khả năng chịu nắng yếu nên phù hợp với rất nhiều vị trí khác nhau. 

- Cách dùng:

- Cách nhanh và tiện nhất là dùng lá cắt nhỏ ngâm vào nước khoảng 10 phút. Sau đó nhựa từ trong lá sẽ làm cho nước đặt sệt lại. Nước này dùng để giải khát như bình thường. Cách này thường được dân các tỉnh miền tây sử dụng.
- Ngoài ra các cây có khả năng cho mủ trên thân thì ta phơi khô mủ sau đó ngâm nước sử dụng.

- Công dụng:

Vào những lúc tiết trời mùa hè nóng nực như thế này, thì mủ trôm là một loại thức uống giải khát thanh nhiệt tốt nhất mà chúng ta có thể lựa chọn. Một ly mủ trôm lạnh hay một ly chè mủ trôm có thể giúp cho chúng ta sảng khoái hơn, ăn ngon miệng hơn và sẽ có một giấc ngủ ngon hơn.
- Theo đông y, mủ trôm có vị ngọt, tính mát, có nhiều vi lượng, hàm lượng khoáng chất cao vì thế ngoài chức năng thanh nhiệt, mủ trôm còn là vị thuốc chữa các bệnh về tiêu hóa rất tốt. Không những thế mủ trôm còn có khả năng chữa được các bệnh như xơ gan, kiết lỵ, mụm nhọt nhờ vào hợp chất polysaccaride phân tử cao, đem thủy phân chiết xuất được đường D-galactose, R-Rhamnose, acide D-galacturomic…Ngoài ra mủ trôm còn có chức năng điều hòa đường huyết, ổn định huyết áp, chống lão hóa, tuy nhiên mủ trôm được xem như là thuốc nên cần chú ý liều lượng khi dùng, không nên sử dụng mủ trôm như một loại thức uống thông thường, tốt nhất là nên theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất. Phụ nữ có thai hoặc người có khối u trong ruột không được dùng mủ trôm để giải khát, nếu đang uống thuốc thì phải một giờ đồng hồ sau khi uống thuốc mới được uống nước mủ trôm. 



Chuối trăm nải

- Chuối trăm nải là giống đột biến. Cây dễ trồng, ưa nắng, dễ chăm sóc. Cây khi ra buồng sẽ không ngừng tăng số nải. Có những buồn dài tới 300 nải vẫn không ngừng.  
- Ra trái sau 6-8 tháng trồng. Trái nhỏ, chỉ ăn được trái ở những nải đầu tiên, vị trái như chuối cau.
- Cây phù hợp trồng làm cảnh. Thu hút sự chú ý.


Các bài liên quan




0 nhận xét:

Đăng nhận xét