Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Mít ruột đỏ

Mít ruột đỏ
Mít ruột đỏ

Đặc điểm:
- Cây mít ruột đỏ là loại cây thân gỗ, mủ trắng đục, ra trái sau hơn 2 năm trồng từ cây ghép. Tuổi thọ rất cao lên đến hàng chục năm. Giống rất dễ trồng, không kén đất và hiếm sâu bệnh hại cây. Cây trưởng thành cao tối đa 5m, tán 3-4m. Nhân giống mít chỉ có 2 cách là ươm hạt và ghép cành.
- Mít ruột đỏ ăn vào có mùi thơm như mùi dầu chuối, độ ngọt thanh, ngon hơn mít nghệ truyền thống. Muối dày. Một trái có thể đạt tới 7-8kg
Cách trồng:
- Giống ưa nắng cho nên vị trí trồng phải có nắng đầy đủ, không bị bóng râm che.
Đất trồng: Cũng như các giống mít khác, mít ruột đỏ thích nghi rộng có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như: đất đỏ bazan, đất thịt, thịt pha cát, đất phù sa ĐBSCL,…
- Mật độ để trồng là 5x5m. Hố trồng 50x50x50cm. Dưới hố bón 10-15kg phân chuồng đã qua xử lý + 200 lân + 50 gram Basudin + 0,5 vôi để diệt vi sinh và tăng độ ph cho đất.
Sâu bệnh: 
SÂU ĐỤC THÂN, ĐỤC CÀNH: Có tên Margronia, thành trùng đẻ trứng trên lá non, trái non sau đó đục vào thân cành. Xịt thuốc trừ sâu vào giai đoạn ra lá non, trái non như Cyperan 5 EC, 10 EC, Decis 2,5EC, Bian 40-50 EC, Basudin 50 EC.
RUỒI ĐỤC TRÁI: Do loài dacus sp, đẻ trứng vào trái già, gây thối nhũn trái. Dùng chất dẫn dụ sinh học để diệt ruồi đực. Bao bọc trái hay xịt thuốc diệt ruồi như trebon 10 Nd, decis 25 ec…
SÂU ĐỤC TRÁI: Gây hại nặng trên mít làm giảm chất lượng và sản lượng. Thường ở các phần tiếp giáp các trái hay giữa trái tiếp giáp với thân, bị gây hại nặng nhất.Trái có thể bị hư hỏng hay bị rụng sớm.
Không nên dùng biện pháp xử lý thuốc hóa học mà dùng biện pháp sinh học để phòng trừ sự gây hại hay bao trái vào cuối giai đoạn trái rụng sinh lý.
NGÀI ĐỤC TRÁI: Có nhiều loài gây hại khác nhau, chúng chích hút vào ban đêm ở giai đoạn trái chín. Cách phòng trị giống như sâu đục trái.
RẦY, RỆP: Có rất nhiều loài gây hại trên mít, chúng chích hút nhựa lá non, đọt non, trái làm lá quăn queo, cây chậm lớn, trái dị hình và kèm theo là nấm đốm bồ hóng tấn công làm giảm khả năng quang hợp của cây và trái không đẹp. Khi trồng ở nơi cao ráo thường bị rệp sáp tấn công ở phần gốc và rễ. Dùng các loại thuốc hóa học sau đây để trị rầy rệp khi điều tra có mật số cao: Bassan 50 EC, Supracide 40 EC, Basudin 50 ec…
Để bảo vệ tốt cây trồng nên áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM+Thiết lập hệ thống canh tác hữu hiệu thường xuyên. Dùng biện pháp sinh học tăng cường thiên dịch, hạn chế dịch hại do sâu bệnh. Sử dụng thuốc hóa học khi cần thiết.
Xây dựng hệ thống dự báo sâu bệnh, thiên dịch, những điều kiện tự nhiên để có thể định hướng phù hợp tình hình sản xuất thực tế.
So với các loại cây ăn trái khác Mít không hạt là cây dễ trồng, chịu hạn rất tốt, ít công chăm sóc, áp dụng quản lý dịch hại bằng phương pháp IPM tốt có thể không cần sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật, cho có năng suất cao, chất lượng ngon, thích hợp ăn tươi, chế biến,… và mang lại hiệu quả cao.
NHỆN ĐỎ: Nhện bám mặc dưới lá trưởng thành hoặc lá non, chích hút làm lá cong queo, lá vàng và rụng, khi phát hiện bệnh tấn công sử dụng các loại thuốc trừ nhện như: alfamite, comite, komulus,… dọn vệ sinh vườn và cắt bỏ và tiêu hủy các lá bị nhện gây hại.”
Nguồn: caygiong
Hình mẫu cây mít ruột đỏ. Giá: 70.000 (Ảnh chụp 2/8/2017)


Các bài liên quan




1 nhận xét:

Đăng nhận xét