Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015

Cây thị

Cây thị
Cây thị
Trái thị sáp

Đặc điểm:
- Thị thuộc loại cây thân gỗ lớn có tên khoa học là diospyros decandra lour. Tuổi thọ bền, hiện có những cây cổ thụ lên đến hàng trăm năm tuổi. Sinh trưởng tương đối chậm. Giống này thường ra hoa
đậu trái vào tháng 7-8. Mọc nhiều ở vùng khí hậu nhiệt đới, cụ thể là Thái Lan và Việt Nam.
- Thị chủ yếu nhân giống bằng hạt. Nhưng giai đoạn đầu sinh trưởng rất chậm. Từ hạt lên cây cao 1m có thể mất tới 2 hoặc 3 năm. Sau giai đoạn đó thì cây bắt đầu sinh trưởng nhanh, ổn định hơn.
- Lá có hình bầu dục, mọc so le nhau.
- Hoa màu trắng, nở thành chùm.
- Trái khi chín có màu vàng, mùi thơm nồng, có hạt và ăn được. Có vị ngọt xen lẫn bị chát. Vỏ quả chứa một ít tinh dầu gần giống mùi ester amyl valerianic có tác dụng thư giãn, giảm căng thẳng thần kinh. Dạng thị cửa hàng đang bán trái hơi dẹt, đít bằng, có tên là thị sáp hay thị lục sáp.
Cách trồng:
- Thị sinh trưởng tốt trong điều kiện nắng đầy đủ, không bóng râm. Nếu bị bóng râm cây vẫn sống nhưng sinh trưởng chậm, không đậu trái.
- Vị trí trồng cây nên chỗ đất cao tránh ngập úng.
Công dụng:
- Trồng làm cảnh quan. Lấy bóng mát.
- Làm thuốc (Theo 24h.com.vn)
Theo kinh nghiệm dân gian, hầu hết các bộ phận của cây thị đều có vị thuốc được dùng làm thuốc chữa bệnh rất tốt.
Chữa sốt nóng, ngộ độc, nôn mửa hoặc ngâm rửa trị mẩn ngứa, lở loét: Lấy rễ thị chừng 30 - 50g thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
Trị táo bón, bụng anh ách căng đầy: Lấy lá thị rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, quấn hút (như hút thuốc lá) thấy dễ chịu ngay, trung tiện được, ngày làm vài lần.
Chữa viêm tinh hoàn (thiên trụy): Lấy lá thị tươi giã nhỏ hòa với ít rượu rịt vào chỗ tinh hoàn đau, ngày 2 - 3 lần. Làm mụn nhọt chóng vỡ mủ: Lấy lá thị tươi giã nhỏ đắp vào nơi mụn nhọt băng rịt lại, ngày 1 - 2 lần.
Chữa bỏng lửa: Lấy lá thị phơi khô, giã nhỏ thành bột, tẩm nước rồi đắp vào nơi bị bỏng lửa.
Chữa sâu quảng, lở loét: Lấy lá thị khô đốt thành than, rắc chữa sâu quãng, lở loét hoặc sắc lấy nước đặc rửa vết thương.
Chữa dị ứng: Lấy lá thị 100g phối hợp với rễ cây ráy 50g thái nhỏ, phơi khô, nấu nước đến sôi, xông nơi bị dị ứng.
Chữa giời leo (herpes): Lấy vỏ quả thị phơi khô, đốt thành than, hòa với dầu vừng hoặc mỡ lợn, bôi lên những vết phồng rộp.
Ảnh mẫu cây thị. Chụp 26/9/2017. Cây trồng từ hạt trong chậu từ nhỏ, cao 1m-1m5, tùy cây. Bầu đất gọn có thể chuyển đi các tỉnh khác được. Giá: Tạm hết (24/09/18)

Các bài liên quan




3 nhận xét:

Đăng nhận xét