Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Cóc thái

Cóc thái trồng chậu
Cóc thái
Cóc thái

Đặc điểm:
- Giống cóc thái có nguồn gốc từ Thái Lan mang những ưu điểm vượt trội so với cóc ta. Sinh trưởng nhanh. Mau ra trái, cây trồng từ hạt 5 tháng vẫn có thể ra hoa đậu trái. Số lượng trái nhiều. Ra trái quanh năm liên tục. Giống chỉ cao tối đa 2m rất tiện để thu hoạch.
- Cây chịu được phèn, mặn. Trồng được ở những vùng đất cằn cỗi. Rất ít sâu bệnh hại cây.
- Trái cóc thái nhỏ so với cóc ta. Ăn trái non lẫn trái già vẫn được. Nếu ăn trái non thì hạt cóc rất mềm và nhỏ ăn được, khi trái già sẽ có hạt. Vị cóc chua và giòn, rất giàu Vitamin.
- Cóc thái hiện nay chỉ được nhân giống bằng cách gieo hạt.
Cách trồng:
- Là giống ưa nắng. Nên trồng ở vị trí nắng nhiều, tránh những nơi bị che nắng hoặc thiếu sáng. Cây sẽ chậm phát triển, dễ chết, trái ít. Một số trường hợp cây bị rụng lá.
- Đất trồng thoát nước tốt. Tơi xốp. Có thể dùng các loại đất sạch đóng bao sẵn. Hoặc dùng hỗn hợp bụi dừa, tro trấu, trộn ít đất thịt, phân chuồng để trồng cây
- Trồng chậu: được. Chậu có đường kính tối thiểu là 30cm. Khi trồng chậu nên thường xuyên kiểm tra tình trạng thoát nước của chậu, tránh lỗ thoát nước bị rễ cây bít lại. Đối với loại chậu để ở những nơi nắng quá mạnh, chậu có khả năng hút nhiệt cao nên che chắn chậu hoặc dùng thùng xốp trồng cây. Tránh nhiệt độ chậu quá nóng làm chết rễ cây.
- Phân bón: hợp với các loại phân bánh dầu, phân chuồng đã xử lý, NPK 20-20-15.
*Lưu ý: tránh dùng phân quá liều, rất dễ làm cây thối rễ.
- Sâu bệnh: đôi lúc bị rầy trắng hại cây. Ta có thể dùng nước rửa chén tưới lên cây sau đó tưới lại nhằm đẩy rầy ra khỏi cây. Hoặc dùng hỗn hợp tiêu, rượu, gừng, ót để trị các loại sâu bênh cho cây mà không dùng thuốc.
Vì là giống rất sai trái cho nên. Các trường hợp cây ra quá nhiều trái nên lải bỏ bớt trái. Tránh cây không đủ sức nuôi hết. Trái sẽ nhỏ. Nếu quá thường xuyên sẽ có hiện tượng suy cây.
*Đối với giống cóc khi vận chuyển hoặc thay đổi điều kiện sống rất dễ xảy ra trường hợp cây rụng lá. Cách xử lý là cắt bỏ bớt chùm trái. Để cây dưỡng đọt non lại. Cây sẽ tự phục hồi lại
Công dụng:
- Ngoài trái ăn được lá cóc thái vẫn thường được dùng làm rau sống, các món gỏi, cuộn bánh tráng
- Trích Hà My (th)/ Báo Gia đình & Xã hội
Theo Đông y, công dụng của quả cóc là thanh nhiệt, giải độc, giải khát, kiện tỳ vị. Quả cóc chứa nhiều acid ascorbic, trong 100g thịt cóc có tới 42g acid ascorbic có tác dụng tăng sức đề kháng cho những người bị cảm cúm. Để hiệu quả, dân gian có cách dùng cóc chấm muối nhai thật kỹ và nuốt từ từ giúp giảm ngay chứng đau họng rất tốt.
Trong Đông y, vỏ cóc cũng có tác dụng tốt. Cha ông ta từ lâu cũng đã sử dụng vỏ cây cóc làm nguyên liệu trong bài thuốc trị tiêu chảy cho hiệu quả tốt. Đó là lấy vỏ cây cóc và vỏ cây chiêu liêu nghệ đun với nước sắc uống. Chia làm 3 lần uống trong ngày.
Không chỉ được sử dụng ăn trực tiếp, quả cóc còn là nguyên liệu để chế biến thành các món ăn như salad, nộm hay nước sốt cho các món khác. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thành phần thịt quả cóc gồm: glucid 8% -10,5%; protein 0,5% - 0,8%; lipid 0,3% - 1,8%; cellulose 0,9% - 3,6%; tro 0,4% - 0,7%; acid 0,4% - 0,8%. Nhờ vậy, quả cóc có khả năng kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng hơn.
Trái cóc cũng được biết đến là một loại trái cây có công dụng giảm cân, làm đẹp hiệu quả. Quả cóc cung cấp ít calo. 100g thịt cóc cung cấp khoảng 29calo, chất béo có trong trái cóc là chất béo có lợi. Đặc biệt chất xơ có nhiều trong trái cóc mang lại cảm giác no bụng lâu nên sẽ không làm cho bạn thèm ăn và ăn ít đi. Từ đó kiểm soát các cơn đói cũng như cân nặng một cách hiệu quả.
Không những vậy, trái cóc còn chứa nhiều vitamin C chống lão hóa rất tốt. Trong 100g thịt cóc cung cấp 34mg vitamin C đáp ứng ½ nhu cầu vitamin cho cơ thể mỗi ngày, giúp da hồng hào tăng sức đề kháng.
Đối với những người bị tiểu đường tuýp II, ăn quả cóc giúp làm giảm lượng đường trong máu. Mọi người có thể chế biến bằng cách tách lấy cùi quả cóc, bỏ hạt, thái nhỏ sấy hoặc phơi khô, nghiền thành bột mịn, bảo quản khô ráo không để bị ẩm mốc.
Những người thiếu máu, nhất là bà bầu nên ăn quả cóc để bổ sung thêm sắt từ trái cóc. Bởi trong 100g cóc sẽ cung cấp khoảng 3,2 mg sắt, 32mg canxi, đáp ứng 18% lượng chất sắt và 3% lượng canxi cho cơ thể mỗi ngày. Chất sắt rất cần thiết cho sự vận chuyển ôxy và tạo ra các tế bào máu trong cơ thể.
Trái cóc thái chua ngọt.


Ảnh mẫu cây cóc thái đang bán. Giá: 150.000/Cây (Ảnh chụp 07/03/2018). Cây cao khoảng 1m




Các bài liên quan




0 nhận xét:

Đăng nhận xét