Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014

Mãng cầu xiêm Thái Lan (mãn cầu gai lưỡng tính)

Trái mãng cầu xiêm
Đặc điểm: 
- Mãng cầu xiêm Thái Lan có nguồn gốc từ Thái Lan có ưu điểm là hoa lưỡng tính và năng suất cao hơn giống mãng cầu xiêm khác. Một số nước còn gọi với tên là graviola hoặc soursop.
- Cây cao tối đa 4m, tàn trong 2m. Chịu được các vùng nước mặn, phèn, hạn và chua nếu trồng từ cây ghép gốc bình bát.
- Có hai cách nhân giống là trồng từ hạt, hoặc trồng từ cây ghép. Cách trồng từ hạt có nhược điểm là cây chịu hạn, chịu lạnh kém, kén đất trồng, rất dễ bị sâu bệnh. Cho nên chủ yếu mãng cầu xiêm được trồng từ cây ghép gốc bình bát.
- Lá mãng cầu xiêm có bảng dài, xanh đậm. Có tỏa mùi thơm đặc trưng.
- Trái mãng cầu xiêm Thái Lan có những trái đạt tới 3,5kg. Trái có vị chua ngọt. Thường được dùng làm thức ăn giải nhiệt, có lợi cho sức khoẻ. Ngoài ra một công trình nghiên cứu tại Hàn Quốc cho thấy trái và lá mãng cầu xiêm có khả năng diệt tế bào ung thư mà không có tác dụng phụ như phương pháp hóa trị.
Cách trồng:
- Mật độ trồng: nên trồng với khoảng cách tầm 3 m x 3 m, một số nơi tối thiểu cũng trồng mãng Cầu xiêm Thái từ 2,5m x 2,5 m.
- Đào hố rộng 30 – 50cm, sâu 30 – 50cm, tùy cây lớn nhỏ. Nếu trồng luôn bầu cây thì hố phải rộng hơn nhiều so với kích thước của bầu để không ép rễ cây con. Lấp trở lại lớp đất mặt khi đặt cây con và tưới nước ẩm ngay, trồng theo kiểu nanh sấu hoặc theo hàng.
- Bón phân: cần bón cân đối NPK nên chọn các loại phân 10-10-10 với loại phân trên năm 1 bón 100g, năm thứ 2 bón 400 g, năm thứ 3 bón 800g, năm thứ 4 bón 1,2 kg/cây. Khi cây lớn bón giảm từ 2-3 kg/cây/năm. Nếu đất xấu hoặc trên đất cát nên bổ sung thêm 10-20 kg phân chuồng /cây/năm. Chia làm 2-3 lần bón, sau thu hoạch (cuối mưa) và khi cây nuôi quả (đầu + cuối mùa mưa).
Sâu bệnh:
1. Sâu gây hại phổ biến cho cây mãng cầu xiêm nhất vẫn là rệp sáp, rệp bông, rầy bông hay rệp sáp phấn và các loại rầy miệng chích hút khác, làm giảm chất lượng, sản lượng mãng cầu xiêm.
- Trị bằng nhiều loại thuốc như Supracid, Bi 58ND, Sumithion, Suprathion.
2 Rệp và rầy ngoài việc chích hút nhựa làm hại trái, còn tạo điều kiện thuận lợi cho một số bệnh xâm nhập, nhất là bệnh thán thư gây những vết đốm đen.
Phòng trừ bệnh bằng các loại thuốc Benlat C, Kasuran BTN, Aliette 80 BTN v.v.
3 Sâu đục trái và sâu đục cành vốn: Planococcus lilacinus và Pseudococcus sp., nhưng chủ yếu là lòai Planococcus lilacinus. Chúng thường tập trung và chích hút trên đọt non, lá non, bông và trái. Ở những vườn bị hại nặng có thể thấy rệp bu dầy đặc kín cả đọt, trái…làm cho đọt, lá non bị thui chột, trái không thể phát triển được.
Loài rệp này ít di chuyển, chúng sống cộng sinh với kiến đen một loại kiến thường gặp khá nhiều trên cây mãng cầu xiêm. Kiến đen tha rệp từ nơi này sang nơi khác, từ cây này sang cây khác mỗi khi những bộ phận rệp đang chích hút đã cạn kiệt nhựa. Ngược lại, trong chất bài tiết của rệp có chứa nhiều chất đường mật làm thức ăn cho kiến.
Nguồn: Tổng hợp
Ảnh minh họa trái mãng cầu xiêm thái lan

Ảnh mẫu cây mãng cầu xiêm thái lan (Mãng cầu lưỡng tính). Ngày 8/9/2017. Giá: 50.000/Cây 
 Giá số lượng hơn 50 cây vui lòng liên hệ trực tiếp

Các bài liên quan




0 nhận xét:

Đăng nhận xét