Chủ Nhật, 15 tháng 10, 2017

Lựu đỏ lùn Ấn Độ


Trái lựu đỏ lùn (Ảnh sưu tầm)
Đặc điểm:
- Giống có nguồn gốc từ Tây Nam Á, hiện nay trồng phổ biến ở Gruzia, Afghanistan, Algérie, Armenia, Azerbaijan, Iran, Iraq, Ấn Độ, Israel, Maroc, Pakistan, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, một số quốc Đông Nam Á, Thái Lan, Malaysia, và châu Phi. Có tên khoa học là Punica granatum. Ở Việt Nam hay gọi là lựu đỏ lùn Ấn Độ, một số nơi gọi là Lựu đỏ Ai Cập. Nhiệt độ sinh trưởng tốt nhất từ 25-35 độ nên giống lựu đỏ lùn rất phù hợp đề trồng ở Việt Nam. Các loại đất thịt, đất cát, phù sa, đất đỏ đều trồng được.
- Thuộc loại thân gỗ lùn, cành ngắn, không có gai như lựu Việt Nam. Cây cao 1-1,5m là có trái. Rất tiện để trồng khai thác
- Lá nhỏ hình thoi, màu xanh lá cây, mọc đối xứng. Thường rụng lá khi thời tiết hoặc điều kiện sống thay đổi.
- Trái to khoảng lòng bàn tay trọng lượng trung bình 300-350gram. Điều kiện chăm sóc thuận lợi có khả năng đạt tới 500gram. Vỏ trái màu đỏ toàn phần. Hạt màu đỏ thẩm. Độ ngọt cao, ổn định, thơm ngon, và giàu dinh dưỡng.
- Nhân giống chủ yếu trồng từ hạt. Cây có khả năng ra trái sau 12 tháng trồng.
Hiện nay tại VN tồn có 2 dạng lựu đỏ khác. Như sau:
  • Lựu lê: nguồn gốc từ Thái Lan, hoa đỏ. Có khả năng ra hoa rất nhiều nhưng trái nhỏ không ăn được, chủ yếu chỉ trồng làm kiểng.
  • Lựu đỏ Việt Nam: giống xuất hiện tại Việt Nam từ rất lâu đời, trái to bằng lòng bàn tay, vỏ trái có màu vàng ửng đỏ. Hạt màu đỏ, phần cơm màu trắng. Thân có gai nhiều.
Cách trồng:
- Là giống ưa nắng nên nắng càng mạnh cây phát triển càng tốt. Đây là điều kiện quan trọng khi trồng cây lựu. Nếu thiếu nắng cây khó ra hoa, đậu trái. Khó sinh trưởng và thường xuyên bị sâu bệnh hại cây.
- Lựu đỏ trồng chậu được. Loại chậu tối thiểu để trồng có đường kính 40-50cm. Chậu phải đảm bảo thoát nước tốt về sau này. Nên lót sỏi gần vị trí lỗ thoát nước, hạn chế trường hợp rễ cây bít lỗ thoát nước.
Ảnh minh họa cây Lựu đỏ trồng chậu làm bonsai

Ảnh minh họa cây lựu đỏ lùn trồng chậu
- Đất trồng: có thể trồng bằng các loại đất sạch bán sẵn trên thị trường. Hoặc sử dụng hỗn hợp đất thịt, tro trấu, phân chuồng đã xử lý trộn lẫn để trồng cây.
- Cây lựu khi có quá nhiều trái nên lải bớt. Tránh trường hợp cây không đủ sức nuôi. Trái sẽ nhỏ và không đạt chất lượng.
  • Lưu ý: có thể cắt ngọn và nhánh để hãm chiều cao cây theo yêu cầu. Giai đoạn có hoa cực kỳ quan trọng nên tưới nước đầy đủ, hạn chế trường hợp cây rụng hoa.
Sâu Bệnh:
  • Lựu rất nhạy cảm với thời tiết cho nên thường xuyên gặp những hiện tượng như, vàng và rụng lá số lượng nhiều. Hiện tượng này cũng thường gặp khi cây chuyển vị trí trồng. Xử lý: cắt bớt đọt, nhánh chết, tưới thêm thuốc Actonic. Khi cây thích nghi sẽ phát đọt lại.
  • Rầy trắng, sâu cuốn lá. Ngoài cách sử dụng thuốc hóa học để xử lý ta còn có thể pha nước rửa chén tưới lên cây, sau đó tưới lại để trôi sạch rầy và sâu. Có một cách khác là dùng hỗn hợp rượu, ớt, tiêu, tỏi trộn sẵn để xịt. Cách này có thể trị được sâu, rầy, bệnh, nấm hại cây. Một số cách trị nhanh như sử dụng bình xịt muỗi đều có tác dụng diệt được sâu rầy.

Trái lựu đỏ lùn

Hoa lựu đỏ lùn
Ảnh mẫu cây giống lựu đỏ lùn Ấn Độ. Giá: 250.000/Cây (Cây nhập khẩu). Ảnh chụp 17/01/2018
*Vì cây nhập khẩu cho nên rất ít lá. Khi trồng cây sẽ phát triển bình thường. Ưu điểm lựu đỏ lùn sức sống rất mạnh. Nên quý khách an tâm khi mua giống này.
Ảnh mẫu cây giống lựu đỏ lùn Ấn Độ. Giá: tạm hết (Cây nhập khẩu). Ảnh chụp 17/01/2018 
*Vì cây nhập khẩu cho nên rất ít lá. Khi trồng cây sẽ phát triển bình thường. Ưu điểm lựu đỏ lùn sức sống rất mạnh. Nên quý khách an tâm khi mua giống này.
Ảnh so sánh 2 cây lựu loại 250.000 (Cây nhỏ) và 350.000 (Cây lớn)


Các bài liên quan




0 nhận xét:

Đăng nhận xét